Thứ sáu 24/07/15 15:19 PM

“Bạn bè trên hết mọi sự!“. Ở  tuổi vị thành niên, các trẻ quan tâm đến việc thiết lập mối tương quan ngoài gia đình. Ngang qua mối tương quan bạn bè hay các thiếu niên bắt đầu xa cách cha mẹ và khám phá ra “cuộc sống trong xã hội”.

bạn bè và gia đình

Tuổi thiếu niên có nhiều chuyển biến. Một trong những khủng hoảng của các bậc cha mẹ là không ngờ con cái lại thay đổi nhanh thế. Mới ngày nào “cháu còn rất ngoan, thế mà…”. Hoặc cách nào đó, cha mẹ lại muốn giữ mãi con cái trong tuổi ấu thơ, trong khi đó, ỏ tuổi vị thành niên, ánh nhìn của các em bắt đầu rộng hơn, em phóng tầm nhìn vào xã hội với các tương quan mới, cởi mở… và kéo theo nhiều sự thay đổi.

Nhiều phụ huynh mang trong lòng mình những vấn nạn, và sau đây là những câu nói thường nghe nơi các bậc cha mẹ có con trong tuổi “vị thành niên”.

“Tại sao con tôi lại coi bạn bè trọng hơn gia đình ?”

Đối với các bậc cha mẹ hiểu biết tâm lý và gần gũi con cái, trong đó người mẹ luôn bình thản và quân bình, người cha tình cảm và khoan dung, thì họ coi thái độ buông rời của những trẻ thiếu niên khỏi gia đình như một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi, ít nhất là ở một phần nào đó.

Sự gẫy đổ ấy là điều quen thuộc trong một hành trình phát triển bình thường. Theo một vài nhà nghiên cứu thì việc xa cách gia đình của người trẻ ngày nay đã trở nên quen thuộc hơn và càng rõ hơn so với thời đại trước đây. Ngày nay, với xã hội thời công nghệ, người trẻ có lối sinh hoạt riêng, văn hóa riêng, khiến cho khoảng cách thế hệ giữa con cái, và cha mẹ, ông bà ngày càng rộng, càng sâu.

Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên bắt đầu xoay ngược mọi hạng thứ hạng ưu tiên: Giò đây “Bạn bè hạng nhất”, và gia đình chỉ giữ chỗ thứ yếu. Ngang qua những mối tương quan bạn bè, các thiếu niên dần rời khỏi cha mẹ và chúng khám phá ra một “đời sống trong xã hội”.

Vói bạn bè, em thiếu niên bắt đầu yêu một ai đó ngoài gia đình, bắt đầu có một vài ưu tiên khác với gia đình, em khám phá ra một sự trung thành khác. Đây là một sự thực tập cần thiết. Vì thế các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng. Một trong những đặc nét của tuổi thiếu niên là niềm đam mê với cái mới và những điều chưa biết về con người, môi trường, hoạt động. Do vậy mà chúng có khuynh hướng thích những gì ở ngoài gia đình. Đối với chúng, điều này không luôn dễ dàng: chúng cần được khích lệ và nâng đỡ. Cho nên, thật cần thiết để nói với các thiếu niên về thế giới chung quanh với ánh nhìn tích cực thật quan trọng. Hãy nói về thế giới ấy như một lục địa đáng để thám hiểm chứ không là một thế giới đói khát và đầy đe dọa.

“Con tôi suốt ngày lang thang với băng nhóm của nó. Tôi có cần phải cảnh báo không?”

Nếu việc một thiếu niên thích ở giữa bạn bè hơn gia đình là một chuyện bình thường thế nào, thì việc chúng tự nhốt mình trong một chiếc vòng khép kín thật là nguy hiểm.

Các bậc cha mẹ phải tự hỏi mình: “Con cái tôi đang tìm kiếm gì ở nơi ấy?”. Đôi khi câu trả lòi làm cho cha mẹ đau lòng, nhưng các vị cần nhó đừng để con cái phải trốn khỏi tình huống gia đình quá sức nhàm chán hay áp bức, hung hãn. Đơn giản chỉ là các em cần phải khám phá thế giới!

Nơi những trẻ vị thành niên có tràn sự tò mò và sự năng động, tuy nhiên điều quan trọng là các em cần có một chỗ ẩn nấp an toàn ỏ phía sau. Thực vậy, phiêu lưu là điều có thể, nhưng em cần xác tín rằng cho dù em có làm sao đi nữa, thì em vẫn có thể trở về và tìm được tình thương, sự bảo vệ của gia đình.

Không phải tất cả người trẻ “tìm kiếm” ấy đều ý thức rằng đó là một điều cần thiết, hay chúng chấp nhận dù được cảnh báo trước. Trong thực tế cuộc sống, có nhiều người trẻ bị thúc đẩy để sống thái độ đó, như diễn tả của một tâm hồn yếu nhược, hèn nhát. Là cha mẹ, các bậc phụ huynh cần nhận ra cơn khát về sự khám phá ấy có mặt trong tâm hồn của từng em, và chúng ta cần giúp chúng thỏa mãn cơn khát ấy. Cách thức tốt nhất để thỏa mãn đòi hỏi này là đừng lên án con cái về sự phản bội hay vô ơn khi dám rời xa cung lòng gia đình, nhưng tốt hơn làm cho chúng hiểu rằng cha mẹ luôn ỏ đó, sẵn sàng đón nhận chúng.

Cha mẹ cần phải có hành động dứt khoát khi nhận ra con cái của mình đang rơi vào vòng nguy hiểm, Người cha cần phải dành thời gian để làm cái gì đó cho con cái, chẳng hạn đi cùng với con đến nơi chơi thể thao, đến rạp chiếu phim, cùng đi với con đến những sự kiện đặc biệt. Điều quan trọng là cần cảnh tỉnh cho con cái thấy rằng bản thân các em phải là trung tâm của những sỏ thích cá nhân em, chứ em không phải là cái đuôi của bạn bè. Cần phải đề xuất cho các em những hoạt động và trao cho các em các trách nhiệm, ngay cả khi chúng từ chối. Trong giai đoạn này, người mẹ phải thực sự trở thành môi giới rất sáng tạo giữa người cha và con cái.

“Làm sao tôi có thể biết chắc rằng con của tôi đi theo những bạn tốt ?”

Không ai có thể chắc chắn về điều này bao giở. Mục đích của giáo dục không là bảo vệ trẻ khỏi những ảnh hưỏng xấu, nhưng là giúp các em có nội lực để đứng vững một mình. Chính vì điều này mà các em cần phải học biết người khác và nhận biết chính mình.

Giải pháp tốt hơn cả là cùng nhau nói về lãnh vực này. Cha mẹ phải tạo điều kiện để con cái nói về bạn bè của chúng, về những gì chúng thích, cách chúng dùng thời gian thế nào, đi những đâu, âm nhạc ưa thích là gì. Quan trọng hơn, cha mẹ cần duy trì và sẵn sàng có những “tiếp xúc” mở với con cái. Chỉ có như thế các em mới cảm nhận được rằng chúng có thể tự mình làm những kinh nghiệm mà không bị la mắng, không bị kết án. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết rằng tuổi vị thành niên chúng sẽ học tập mọi thứ, kể cả sự phản bội, nhỏ nhen, thất vọng. Trong những thời điểm này các em rất cần sự can thiệp của cha mẹ.

“Tại sao con gái của tôi không còn nói chuyện với tôi nữa?”

Có nhiều em tuổi vị thành niên làm mọi sự để tách biệt mình khỏi mọi tương quan với gia đình, để nhúng chìm mình trong cõi sa mạc riêng tư. Trong thực tế, đối với các em này sự cô đơn không phải là sự thiếu vắng bạn bè cho bằng khát vọng tìm kiếm chính mình. Điều này không có gì xấu.

Có rất nhiều lý do thúc đẩy tuổi vị thành niên im lặng. Tuy vậy, chúng ta chỉ cần lưu ý đến một điều, là sự im lặng của em thực sự là một sự đóng kín với thế giới, hay chỉ xảy ra đối với cha mẹ. Nếu phụ huynh thấy con cái có thái độ im lặng tại gia đình, nhưng vẫn nghe thấy chúng cười trong phòng riêng, nếu các em vẫn vui tươi, ríu rít với bạn bè; nếu chúng tiếp tục nói chuyện qua điện thoại, thì đừng lo lắng quá đáng.

Trong trường hợp này phụ huynh có thể bày tỏ phản ứng của mình. Quý phụ huynh hãy nói rõ ràng cho các em thấy rằng sự im lặng của các em làm quý vị bị tổn thương. Đừng làm ra vẻ phiền não, đừng la mắng, nhưng hãy giải thích cho các em cách đơn sơ rằng quý vị cảm thấy buồn vì bị loại trừ ra khỏi đời sống của các em.

Đừng chì chiết. Chắc chắn để làm chinh phục và gìn giữ tình bạn với các con, quý phụ huynh cần phải tốn nhiều công sức và sự kiên nhẫn. Hãy nhớ rằng nếu quý vị muốn con cái tín nhiệm thì quý vị phải bảo đảm cho các em rằng quý vị rất tín nhiệm các em.

Nhật Tâm

Trở lại Đầu trang

Góc thảo luận khác