Thứ sáu 11/09/15 10:53 AM

Ô nhiễm môi trường rác thải là một trong những hiểm họa đang ở mức báo động vệ sinh môi trường ở nông thôn, tương đương nguồn nước, đất và không khí, cân bằng hệ sinh thái, phục vụ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Đồng nghĩa không phục vụ là giết chết hay phá hủy.

sống hay chết ô nhiễm môi trường rác thải

Nhiếu lần và  ở nhiều nơi, tôi bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, ghê tởm chứng kiến xác chết của  những chú chuột, lớn, nhỏ banh thây, lòi ruột, máu dính bê bết trên mặt đường nhựa, nắng đổ xuống hừng hực, mùi bốc lên hôi tanh thế nào. Phải là  bị quăng ra từ trong hộ dân bên  đường. Thậm chí bị quăng từ trên lầu chung cư xuống tầng dưới. Lần khác, đi trên một chuyến phà sang sông,tôi  lại thấy người ta khiêng đổ từng khối rác xuống lòng sông như trút hết nợ đời, có khác gì họ đã thả xác chết trôi sông!

Ngoài ra, trên mặt bằng  sân vận động thênh thang, tại xã nông thôn Hòa Minh, thuộc xã Hòa Minh, Châu thành, Trà Vinh, cách cơ quan đảng ủy, ủy ban xã vài trăm mét, nằm bên trục lộ chính, người người qua lại tấp nập, kể cả các quan chức nhà nước. Mọi người đều thấy, là nơi sinh hoạt thể dục, thể thao hằng ngày của thầy và trò trường trung học cấp II, III. Tuy nhiên, tôi thấy có những chú bò,dê, sống chung, thảnh thơi gặm cỏ, phóng uế tự do. Chung quanh là thảm rác thải từ các hàng bán thức ăn thức uống cho học sinh đủ loại, đủ kiểu; nhất là sau các lễ hội, gánh hát,hội chợ, kéo dài cả tháng, gặp trời giông gió, cả cộng đồng phải ghánh chịu ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Trước nỗi bức xúc của chính mình và cộng đồng, vì thế hệ tương lai hôm nay và ngày mai, với trách nhiệm mục tử, tôi phải hô hoán, giáo dục và dấn thân.    

Một lần tôi đến thăm và làm mục vụ cho người bệnh già yếu, phải dò đường qua vũng nưóc khoảng 9 mét vuông. Mùa mưa chỉ mới bắt đầu, vũng nước đã đen ngòm, ruồi muỗi, lăng quăng, lẫn với rác thải dày đặc bốc mùi hôi nồng nặc, thoang thoảng bay vào nhà nơi tôi đang ngồi. Lập tức hôm sau tôi cho chở cát tới, dân chúng trong khu vực hãy làm ngay. Tôi đưa ra điều kiện, nếu không lấp tôi sẽ không đến làm mục vụ cho xóm này. Không đầy một ngày, trong xóm đã có mảnh sân sạch sẽ, thoáng mát, sạch đẹp.Tôi đã móc bọc rác thải dầy cả thước trong khu chợ nhếch nhác, cùng với các em thiếu nhi.

Trên nhà thờ, nhiều lần tôi phải giáo dục về tác hại ô nhiễm môi trường rác thải đang đẩy chúng ta vào cõi chết lặng lẽ, dai dẳng, có thể không thấy trước mắt. Ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm quăng rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu hủy rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũnh chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người. Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom và  xử lý đối với chúng. Tỷ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, nghành môi trường.Điển hình, khu vực địa phương , tôi đề xuất với ông bí thư và chủ tịch  xã, xin một số thùng rác đặt trên trục lộ chính để bà con gom rác. Các lãnh đạo trả lời: Không có bãi chứa rác, có thùng rác phải có chỗ đổ rác. Đành bó tay!

Nhờ có các nhà môi trường học, qua bài: “Vệ sinh môi trường với đời sống con người”, tôi nhận ra mối nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng trong môi trường bị ô nhiễm sau:

“… Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Một khi nước bị ô nhiễm sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn…; và môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra hàng trăm bệnh khác nhau như bệnh hen, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính… mà chi phí cho việc chữa trị các bệnh này rất cao, có khi kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng đến lao động và học tập. Nguyên nhân là do sự xả rác thải, chất  thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp, giao thông vận tải, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (bao gồm cả phân người) ngày càng tăng mà không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách gây ô nhiễm  đến nước và môi trường.

Nhóm các bệnh do Vi sinh vật: Bao gồm các bệnh về đường tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt, giun sán…), ngoài ra, phụ khoa, mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)…

Rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở thành nỗi quan ngại rất lớn, nó đã thực sự đe dọa đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Trước thực trạng này, thậm chí có những cách xử lý phản tác dụng bởi đã làm ô nhiễm đến cả những hệ thống mương máng, ruộng đồng, ao, hồ của thôn xóm vốn rất trong lành từ bao năm qua. Trên những kênh mương, nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Những người dân ở đây kêu trời, rác không biết từ đâu trôi về đọng lại sau nghững trận mưa to, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Những bãi rác không tường rào, không một bóng cây. Mùa hè, rác thải phát tán theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, chảy xuống mương  máng đồng ruộng, chảy ra suối, sông lềnh bềnh mặt nước.

Trước thực trạng sống còn của người dân và chủ trương của Đảng, nhà nước luôn lấy dân làm gốc, không hiểu sao công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ sức khỏe cho người dân bị ô nhiễm môi trường rác thải lại không được quan tâm ? Không có con người khỏe mạnh làm sao xây dựng quốc phòng toàn  dân?

Sao các nguồn vốn vay cải tạo nhiều lĩnh vực xây dựng đất nước lại không tiến tới công nghệ xử lý rác thải?

Đang bức xúc chuyện rác thải, tôi liên tưởng chuyện vui hài giống mấy câu chuyện cuối tuần, Gala cười:

Một hôm, mắt nói: ”Úi chà! Ở ngoài kia, băng qua thung lũng xanh này, tôi thấy một ngọn núi mù sương. Ôi, đẹp tuyệt vời!”

Tai nghe vậy bèn cắt ngang: ”Đỉnh núi ấy ở đâu, sao tôi không nghe được?”

Tay cũng tán thành: ”Ừ, để tôi coi nào, tôi chẳng sờ thấy cái ngọn núi mà anh nói tới. Thậm chí tôi không thể chứng minh là nó có ở đó”.

Mũi thêm vào: ”Tôi có ngửi thấy núi đâu. Làm gì có núi nào ở đó”.

Khi ấy, mắt quay nhìn đi hướng khác, còn các giác quan kia cứ tranh luận bảo rằng mắt nó lừa mình. Cuối cùng chúng kết luận rằng mắt có vấn đề.

Có nhà tư tưởng, ông Louis Zmmerman kết luận chuyện châm biến trên như sau:

“Hỡi con người, nên biết rằng ngươi đừng tưởng tượng nhiều chuyện. Thực ra, ngươi chỉ biết có đôi ba điều thôi, còn những cái ngươi không biết thì vô vàn.Người khác sẽ làm ngươi ý thức được điều này. Khi họ nói cho ngươi, hãy biết cám ơn họ. Ngươi tùy thuộc vào người khác. Đừng rơi vào cái bẫy hạ người khác xuống bằng ngươi, bởi vì họ nghĩ và hành động khác ngươi. Hãy sung sướng và tri ân những người có ý tưởng mở rộng tầm nhìn của ngươi. Một mình ngươi, ngươi chẳng phải là người. Ngươi khỏe mạnh và giàu có là nhờ vào cộng đồng.”

Trong bối cảnh của Hội nghị Thế giới về Biến đổi khí hậu được trù tính sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào tháng 12.2015 tới đây, Đức giáo hoàng Phanxicô, vào ngày 16.6.2015 vừa qua, đã công bố Thông điệp của ngài về sinh thái. Văn kiện được chờ đợi này mang tên Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), cảm tác từ “Bài ca vạn vật” của thánh Phanxicô Assisi.

Đức hồng y Quốc vụ khanh nhấn mạnh đây là thời điểm thuận lợi để Giáo Hội công bố thông điệp, lúc cộng đồng quốc tế đã nhận thức sâu sắc vấn đề môi trường sinh thái nhưng vẫn còn tìm gỉải pháp cụ thể để khắc phục. (HT,số 89).

Lm. Sơn Đoài

Trở lại Đầu trang

Góc thảo luận khác